Cây Mai Vàng hay tên gọi khác là cây hoa mai. Hình dáng và hoa rất đẹp đặc biệt cây nở hoa vào dịp tết, nên được làm cây cảnh văn phòng, ngôi nhà tại các gia đình, nhất là ở các tỉnh phía Nam.
Cây có tên khoa học là Ochna integerrima; cây thuộc họ Ochnaceae. Nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh miền Nam của nước ta.Mai vàng còn có một số cách gọi khác như: hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai.
{tocify} $title={Nội dung bài viết}Thời điểm bón phân cho cây mai vàng
Để cây mai cho ra hoa đúng tết đẹp, nhiều và to thì do quá trình chăm sóc cả năm quyết định. Cây có khỏe thì hoa mới to và nhiều được vì thế cần chú ý giá thể trồng và chế độ bón phân. Chúng ta hãy tạm chia quá trình phát triển của hoa mai làm 3 thời điểm trong năm để dễ chăm sóc.
Đợt 1: Từ tháng 1 – 6 âm lịch
Sau tết cây sẽ rất yếu do người chơi cắt hết lá, ra hoa nhiều. Cây hầu như không quang hợp và trao đổi dinh dưỡng được trong quá trình này. Sau 7 ngày tết, chậm nhất là ngày mồng 7 tết bạn phải mang cây ra nơi có ánh sáng để bắt đầu quá trình chăm sóc.
Lúc này cần bổ sung phân có hàm lượng đạm ure (N) nhiều để cây có bộ tàn lá xanh tốt. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, cần kết hợp với các phân hữu cơ khác như trùn quế, phân hữu cơ úc, phân bánh dầu, phân dơi… để tăng vi lượng, trung lượng cho cây khỏe.
Liều lượng: 15 – 20 ngày 1 lần, mỗi lần 100g phân hữu cơ + 1 thìa phân ure. Liều lượng này áp dụng với cây lớn đường kính chậu trên 80cm. Với phân hóa học chỉ bón ít hơn hoặc bằng không bón nhiều hơn.
Đợt 2: Từ tháng 7 – 10 âm lịch
Chú trọng bón phân có hàm lượng lân (P) cao như Viabong để kích thích phân hóa mầm hoa. Lúc này dấu hiệu đúng là cây sẽ không mọc lá non, các lá trên đây đều bắt đầu già đi để bắt đầu quá trình ra hoa cho đợt sau. Bạn có thể chọn bất kỳ loại phân hóa học nào có hàm lượng lân cao để bón trong thời kỳ này đều được.
Lưu ý: vẫn chỉ bón với liều lượng 1 thìa cà phê cho mỗi đợt 15 – 20 ngày. Vẫn duy trì kết hợp bón các loại phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng khác cho cây. Nếu bón theo đúng công thức mà cây vẫn ra nhiều đọt non thì dùng phân bón lá 10-60-10 (VIA6 tạo mầm) với hàm lượng lân rất cao để ngăn chặn quá trình này.
Đợt 3: Từ tháng 10 – 12 âm lịch
Chú trọng bón phân có hàm lượng Kali cao để hoa to và đẹp hơn. Kali có nhiều dạng như kali trong phân bón lá hoặc phân kali dạng hạt.
Lưu ý khi cây chuẩn bị ra nụ hoa cần bón nhiều phân hữu cơ hơn một chút. Khi cây đã vặt lá để làm hoa thì không nên bón phân vì lúc này cây hầu như không trao đổi dinh dưỡng được.
Cách bón phân cho cây mai vàng được trồng trong chậu
Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu.
Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.
Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là:
- Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá
- Đầu Trâu 701 thúc ra bông
- Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp
- Phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.