Cây sứ Thái còn được gọi là Sứ Thái Lan là loại cây cảnh khá dễ trồng và chăm sóc. Với điều kiện khí hậu của miền Nam, cây sứ ra hoa lai rai quanh năm. Và nó thường nở rộ vào các tháng nắng (mùa khô) ở miền Nam.
Tuy nhiên, nếu biết cách bạn cũng có thể khiến cây sứ Thái ra hoa tập trung vào 1 thời điểm. Cũng giống như mai vàng, mai chiếu thủy, hoa đào, hoa huệ ... Bài viết hôm nay WIKICAYCANH.COM sẽ tổng hợp và biên soạn cách làm giúp "Cây sứ Thái ra hoa rộ vào những ngày Tết nguyên đáng". Mời mọi người cùng theo dõi nhé.
Đặc điểm sinh học của cây hoa sứ
Cây hoa sứ có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, chúng mọc nhiều ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bông của cây sứ có nhiều màu sắc đẹp mắc, dạng nở loe nhưng không thơm. Phần vì thân cây vóc dàng vặn vẹo, chỗ phình, chỗ thắt... tạo thành hình thù đẹp mắt. Vì thế nó cũng được nhiều nghệ nhân hoa cảnh trồng trong chậu Bonsai.
Cây hoa sứ Việt Nam - Ảnh: Internet
Tên khoa họcAdeniumTên tiếng Việtcây hoa sứThân và rểCây có thân mập mạp, mọng nước, rễ phìn toLá cây sứLá cây có dạng hình trứng thuôn dài và có màu xanh lục nhạt, chủ yếu mọc nhiều ở gần đầu cành.Đặc điểm hoa sứHoa Sứ có 5 cánh hoa chụm lại với nhau tạo thành hình dạng cái phễu. Hoa Sứ có màu chủ đạo là màu hồng, trắng, ngoài ra còn có cả màu đỏ, cam nhưng khá hiếm gặp. Hiện nay hoa Sứ được người dân lai tạo khá nhiều cho nên đã tạo ra nhiều giống hoa mới với đầy đủ màu sắc sặc sỡ khác nhau.
Kỹ thuật chăm sóc cây sứ Thái ra hoa đúng ngày Tết
Trước khi áp dụng kỹ thuật thúc ép cây sứ Thái ra hoa rộ vào ngày Tết. Bạn cần phải chăm sóc để cây thật sung mãn, to khỏe và đủ sức để ra hoa nhé. Không nên dùng chững cây già cỗi, yếu hoăc đang bệnh, hoặc còn quá nhỏ. Nó sẽ làm cây yếu và chết bất cứ lúc nào.
Bước 1: Tiến hành trồng lại cây sứ Thái
Tầm khoản 20/7 âm lịch, bạn tiến hành nhổ cây sứ lên, rủ sạch đất. Cắt tỉa cành nhánh theo sở thích của từng người. Nếu bạn muốn chơi Bonsai thì cắt ngắn các cành của cây sứ. Ngược lại nếu bạn muốn cây sứ thái có nhiều hoa tàn rộng thì chỉ cắt từng đoạn gắn thôi nhé.
Sau khi cắt bạn sử dụng vôi để bôi vào vết cắt giúp hạn chế cây bị nhiễm trùng dẫn đến thối thân. Sau đó bạn đem cây để vào chỗ râm mát và khô ráo và tránh mưa nắng khoản 10 ngày. Các vết cắt sẽ khô lại thì ta tiến hành trồng cây sứ lại vào chậu.
Dùng vôi bôi vào vết cắt để tránh bị nhiễm trùng làm thối cây
Lưu ý: Có thể trồng lại chậu cũ hoặc chậu mới, nhưng bạn không nên dùng lại đất cũ đã sử dụng nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm công thức đất trồng tốt nhất cho cây sứ Thái được nhiều nghệ nhân sử dụng như sau.
+ 1/3 tro trấu hoặc trấu mục
+ 1/3 phân bò khô oai mục
+ 1/3 đất mùn ở mặt vườn
Lưu ý: Trong khoản thời gian đầu mới trồng cây sứ vào chậu, bạn cần để nó nơi khô thoáng và tránh mua với ánh nắng trực tiếp nhé
Bước 2: Chăm sóc cây sứ Thái sau khi trồng vào chậu mới
Sau khi trồng trong chậu mới được tầm 30 ngày các chồi non bắt đầu mọc ra từng các vết cắt. Bạn tiến hành di chuyển chậu cây ra ngoài trời nắng (60 - 70%).
Từ đầu tháng 10 âm lịch bạn có thể đưa cây ra nắng 100%. Để hạn chế cành nhánh của cây vương dài, mềm yếu không đẹp. Nó giúp các cành rắng chắc và sau này hoa mới có nhiều và màu sắc đep.
Sau khi đưa cây ra nắng 100% bạn cứ chăm sóc bình thường, tưới nước vừa đủ. Đến tầm đầu tháng 12 (tháng chạp) những cành mới mọc sẽ bắt đầu ra hoa. Lượng hoa mỗi ngày một nhiều và đến Tết nguyên đán hoa sẽ rở rộ.
Trên đây là cách làm đơn giản có thể giúp cây sứ Thái ra hoa đồng loạt vào đúng dịp Tết nguyên đán. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chăm sóc được chậu hoa sứ thật đẹp, thật nhiều hoa trong dịp Tết nhé !
#câysứthái #sứtháilanhttps://wikicaycanh.com/ky-thuat-trong-cay-su-thai-ra-hoa-dung-tet.html